Thực phẩm sạch Sạch Store

Mắm Ruốc Huế

Mắm Ruốc Huế

Mắm Ruốc Huế

60,000

Mắm ruốc Huế từ lâu đã trở thành vị quê hương của người xứ Huế, dù ai đi ngược về xuôi hễ là con của Huế thì phải biết đến hương vị mắm ruốc Huế quê hương, nào mời bạn hãy một lần thử dùng mắm ruốc để cảm nhận hương vị đậm đà hương vị quê hương Huế nào.

Mô tả

Mắm ruốc Huế

Mắm ruốc Huế nổi tiếng xưa nay nhờ hương vị đặc trưng, làm nên những nồi Bún Bò Rất Huế và mắm ruốc bà Duệ luôn là sự lựa chọn và là bí quyết của những quán Bún bò Huế nổi tiếng trong và ngoài nước.

Mắm Ruốc Huế có rất nhiều loại, nhưng mắm Ruốc Bà Duệ nổi tiếng hơn cả để dùng nấu bún bò vang danh xưa nay, do bí quyết gia truyền lâu năm và tính đồng nhất trong sản xuất nên vị mắm rất đặc trưng Huế và rất ổn định về chất lượng. Do đó, mắm ruốc Huế bà Duệ luôn là sự lựa chọn của những đầu bếp khó tính, quán Bún bò đông khách từ Huế đến Sài Gòn, Hà Nội và khắp các tỉnh trong nước cũng như nước ngoài.

Mắm ruốc – gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người Huế

Thực tế với người Huế mắm ruốc là món phụ liệu nấu ăn, món nước chấm quá đỗi quen thuộc và không thể thiếu trong ẩm thực thường ngày.

Những món ăn nổi tiếng của xứ Huế như bún bò, cơm hến…là những món không thể thiếu mắm ruốc, nếu như chế biến những món này mà không cho thêm mắm ruốc vào thì không thể nào ngon được. Với người Huế, ai cũng thường dùng ruốc nêm canh, kho cá, có lẽ vì thế mà ẩm thực nơi đây lúc nào cũng đậm đà và đặc biệt hơn bất cứ nơi nào khác.

Cách làm mắm ruốc Huế

Mắm ruốc Huế được làm từ con ruốc, con khuyết hoặc con moi. Ruốc hay khuyết sau khi bắt hoặc mua về đem rửa sạch sau đó xào sơ qua với một ít muối hạt. Để vài giờ cho ruốc ngấm muối rồi đem rải đều ra nong nia, sân xi măng sạch, phơi chừng một tiếng rồi cho vào cối đá quệt thật nhuyễn với muối trắng mịn theo tỉ lệ 3 ruốc 1 muối.

Tiếp đó đổ ra rổ rá, lấy chậu hứng nước ruốc nhỏ giọt xuống. Dặt dẽ cho bằng, rắc thêm một lớp muối bột mỏng rồi đậy vải, ni lông cho kín. Để khoảng chừng 10 ngày, mắm sẽ lên men chua, lúc nào thấy ruốc từ màu tím bầm chuyển sang màu đỏ tươi và dậy mùi hơm tức là mắm đã chín và có thể ăn được.

contact me on zalo
DMCA.com Protection Status